QUY ĐỊNH MỚI VỀ ĐĂNG KÝ LƯU HÀNH THỨC ĂN CHĂN NUÔI

Luật Chăn nuôi có hiệu lực thi hành từ ngày 01/01/2020 bãi bỏ Nghị định số 39/2017/NĐ-CP về quản lý thức ăn chăn nuôi, thuỷ sản. Theo đó, có nhiều thay đổi trong thủ tục đăng ký lưu hành thức ăn chăn nuôi được sản xuất trong nước và nhập khẩu.

Theo quy định của pháp luật hiện hành, thức ăn chăn nuôi được chia làm 3 loại:

  • Nguyên liệu đơn
  • Thức ăn hỗn hợp hoàn chỉnh
  • Thức ăn bổ sung

Đối với sản phẩm thức ăn chăn nuôi là nguyên liệu đơn, các tổ chức, cá nhân chỉ được phép sử dụng, nhập khẩu, kinh doanh những nguyên đơn có trong Danh mục được phép lưu hành theo Công văn số 38 của Cục Chăn nuôi.

Đối với thức ăn hỗn hợp hoàn chỉnh, các tổ chức, cá nhân được phép tự công bố trên Cổng dịch vụ công trực tuyến của Bộ NN&PTNT trước khi đưa sản phẩm lưu thông trên thị trường và trước khi nhập khẩu. Tuy nhiên, việc chuẩn bị hồ sơ tự công bố phải đảm bảo các yêu cầu sau đây:

  • Đầy đủ các tài liệu theo yêu cầu: Giấy chứng nhận lưu hành tự do, Bản thông tin sản phẩm, Giấy chứng nhận phân tích (được ban hành bởi các tổ chức chứng nhận được chỉ định ở Việt Nam hoặc phòng kiểm nghiệm nước ngoài có chứng nhận ISO 17025), Nhãn sản phẩm và Giấy chứng nhận hệ thống quản lý chất lượng của nhà sản xuất.
  • Các bản dịch tài liệu tiếng nước ngoài phải được dịch thuật công chứng
  • Chất lượng của sản phẩm phải phù hợp với các quy chuẩn kỹ thuật quốc gia cho thức ăn hỗn hợp hoàn chỉnh tương ứng với từng loài động vật.
  • Phải công bố đủ các chỉ tiêu chất lượng bắt buộc

Đối với thức ăn bổ sung, các tổ chức, cá nhân phải thực hiện thủ tục công bố thông tin sản phẩm trước khi lưu thông trên thị trường/nhập khẩu trên Cổng dịch vụ trực tuyến của Bộ NN&PTNT.

  • Thời gian thực hiện: 5 ngày làm việc để tiếp nhận hồ sơ hợp lệ, 25 ngày làm việc tiếp theo để chuyên viên thẩm định hồ sơ
  • Chi phí: Không áp dụng lệ phí Nhà nước
  • Tài liệu: Giấy chứng nhận lưu hành tự do, Bản thông tin sản phẩm, Giấy chứng nhận phân tích (được ban hành bởi các tổ chức chứng nhận được chỉ định ở Việt Nam hoặc phòng kiểm nghiệm nước ngoài có chứng nhận ISO 17025), Nhãn sản phẩm và Giấy chứng nhận hệ thống quản lý chất lượng của nhà sản xuất.
  • Lưu ý: Các bản dịch của tài liệu nước ngoài phải được dịch thuật công chứng

Vui lòng liên hệ với IntracoLaw để được báo giá chi tiết và tư vấn cụ thể cho từng loại sản phẩm thức ăn chăn nuôi.